13-09-2019 - 10:24

Con đường lây nhiễm, cách nhận biết, phòng tránh vi khuẩn ăn thịt người whitmore

Căn bệnh vi khuẩn ăn thịt người whitmore có thể gây tử vong nhanh nếu không được điều trị kịp thời.

Thông tin mới nhất trên VOV cho hay mới đây Trung tâm Bệnh Nhiệt đới thuộc Bệnh viện Bạch Mai cho biết trong 6 tháng vừa qua, lần đầu tiên Trung tâm đã tiếp nhận một bệnh nhân nữ mắc bệnh whitmore khá hy hữu, với trình trạng vi khuẩn whitmore ăn cánh mũi .

Ngay sau khi tiếp nhận trường hợp này, các bác sĩ đã phải thay đổi phác đồ điều trị.

Theo PGS TS. Đỗ Duy Cường - GĐ Trung tâm Bệnh Nhiệt đới (BV Bạch Mai) cho biết nếu nhưu giai đoạn  5-10 năm mới có 20 ca mắc whitmore, thì từ đầu năm đến nay, tại Trung tâm đã ghi nhận tới 20 ca mắc căn bệnh nguy hiểm này. Riêng tháng 8/2019, Trung tâm đã tiếp nhận 12 ca mắc whitmore, trong đó có 4 ca đã tử vong.

Whitmore là bệnh gì?

Con đường lây nhiễm, cách nhận biết, phòng tránh vi khuẩn ăn thịt người whitmore 1

Vi khuẩn ăn thịt người Whitmore. Ảnh: Trí thức trẻ

Whitmore có tên khoa học là melioidosis, là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do loài vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây nên. Vi khuẩn này có trong đất, bùn và đường lây nhiễm chủ yếu do vùng da tổn thương tiếp xúc trực tiếp với vi khuẩn hoặc hít phải các hạt bụi đất chứa vi khuẩn này.

Các bác sĩ khuyến cáo, bệnh whitore có xu hướng gia tăng cao điểm vào mùa mưa, tập trung từ tháng 7-11.

Whitmore lây nhiễm qua đường nào?

- Hít phải các hạt bụi có chứa vi khuẩn.

- Lây nhiễm qua đường ăn uống khi thức ăn nhiễm khuẩn.

- Tiếp xúc trực tiếp các vết xước trầy da với đất hoặc nước nhiễm khuẩn.

- Vi khuẩn có thể truyền từ mẹ sang con qua tuyến sữa khi người mẹ bị áp xe tuyến vú do vi khuẩn B. pseudomallei.

- Tiếp xúc vết xước trầy da với động vật chết do nhiễm bệnh whitmore như chó, mèo...
Whitmore nguy hiểm như thế nào?Căn bệnh này có thể gây tử vong nhanh nếu như không được chuẩn đoán đúng và kịp thời.

Tỷ lệ tử vong của căn bệnh này từ khoảng 40-60%. Đối với những trường hợp nhiễm khuẩn cấp có thể tử vong trong vòng 1 tuần kể từ khi phát bệnh. Bệnh whitmore còn có nhiều biến chứng nguy hiểm.

Khi da bị trầy xước nhỏ, tiếp xúc với môi trường đất, nước có chứa vi khuẩn whitmore thì nguy cơ bạn bị nhiễm trùng, sau đó gặp phải các biến chứng nặng hơn như nhiễm trùng máu, áp xe, viêm phổi... Nếu không có cách phát hiện nhanh, bệnh nhân có khả năng tử vong chỉ trong vài ngày.

Những người có bệnh lý về tiểu đường, bệnh phổi và bệnh thận mãn tính dễ mắc whitmore hơn những người khác.

Điều khó nhận biết là căn bệnh này hiện có nhiều bệnh cảnh lâm sàng đa dạng và phức tạp, bệnh nhân có thể nhập viện ở nhiều chuyên khoa khác nhau như truyền nhiễm, hô hấp, cơ - xương - khớp, nội tiết, da liễu, ngoại khoa… do đó có thể khiến bác sĩ chẩn đoán nhầm với các bệnh khác như viêm phổi, lao phổi, áp xe cơ, nhiễm trùng huyết do các vi khuẩn khác như tụ cầu, liên cầu… Việc này dẫn đến những khó khăn trong điều trị, có thể khiến bệnh trầm trọng hơn nếu điều trị sai.

Dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh Whitmore

Con đường lây nhiễm, cách nhận biết, phòng tránh vi khuẩn ăn thịt người whitmore 2

Một trường hợp bệnh nhân bị nhiễm bệnh vi khuẩn ăn thịt người. Ảnh: Trí thức trẻ

-Viêm phổi

-Sốt

-Xuất hiện ổ áp xe ở nhiều vị trí

- Nhiễm trùng đường tiết niệu

Khi cơ thể xuất hiện những triệu chứng này, người dân cần đến ngay những cơ sở y tế, bệnh viện uy tín có phòng xét nghiệm vi sinh để điều khám và điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm.

Cách phòng ngừa bệnh Whimore

Các bác sĩ khuyến cáo những người làm việc, tiếp xúc nhiều với môi trường đất và nước cần có những phương tiện bảo hộ phù hợp.

Luôn đảm bảo vệ sinh thân thể sạch sẽ, đặc biệt chân và tay.

Hiện căn bệnh Whitmore đang là căn bệnh chưa có vắc-xin tiêm phòng cũng như chưa cso bất kỳ khuyến cáo nào về sử dụng kháng sinh dự phòng.

Theo: VOV.VN

. . . . .